M&A business in 2015: Vietnam ranked 20 globally, waiting for the explosion

SHARE:

[et_pb_section admin_label=”section”][et_pb_row admin_label=”row”][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text admin_label=”Text” background_layout=”light” text_orientation=”left” text_font_size=”14″ use_border_color=”off” border_color=”#ffffff” border_style=”solid”]

M&A doanh nghiệp 2015: Việt Nam xếp hạng 20 toàn cầu, chờ đón sự bùng nổ

Xét đến giá trị, từ đầu năm đến cuối tháng 7-2015, Việt Nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Và nếu xu hướng này tiếp tục, con số này có thể lên tới 3,8 tỷ USD.

Tại Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập Việt Nam 2015 (M&A Vietnam Forum 2015) – “Chờ đón sự bùng nổ” tại TP.HCM ngày 6/8/2015, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Đặng Huy Đông nhận định cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã không ngừng gia tăng.

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, những động lực thúc đẩy hoạt động M&A bùng nổ là gần đây Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhằm đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất – kinh doanh, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)…Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, trong đó cho phép nới room đối với nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn của Việt Nam cũng đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động M&A. Sau 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam đang tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, triển khai thực hiện các cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan. Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Mặc dù phiên đàm phán vừa kết thúc tại Hawai chưa đi đến kết thúc, nhưng với nỗ lực từ nhiều năm nay của các nước, khả năng đi đến ký kết Hiệp định này là khá lớn.

Một yếu tố khác đang thúc đẩy hoạt động M&A, đó là Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) của Chính phủ. Mặc dù tiến trình CPH DNNN còn chậm và chưa đạt được kết quả như Đề án đã được TTgCP phê duyệt với 432 DNNN được cổ phần hóa trong 2 năm 2014 và 2015.

Đến nay mới có 176 doanh nghiệp được CPH, song các cuộc IPO của các doanh nghiệp lớn trong các ngành như giao thông vận tải, viễn thông, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… đang tạo nguồn hàng mới hấp dẫn đối với thị trường M&A.

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN theo chủ trương của Chính phủ cũng đang góp phần làm cho thị trường M&A trở nên phong phú và đa dạng hơn.

“Một yếu tố thực tế khác đang thúc đẩy thị trường M&A đó là xu hướng trỗi dậy mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn M&A như một chiến lược quan trọng để tái cấu trúc, hướng tới tăng trưởng bền vững”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói.

Trong bài viết Những xu hướng mua bán, sáp nhập toàn cầu năm 2015, GS Christopher Kummer  –  Chủ tịch Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên kết (IMAA) đánh giá trong năm 2015, Việt Nam sẽ có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên xếp vị trí thứ 20.

Thống kê của IMAA cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có 219 thương vụ M&A được công bố có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự báo con số thương vụ trong năm 2015 là 400 trong khi đó năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 24 trong vị trí toàn cầu với 339 thương vụ.

Xét đến giá trị, từ đầu năm đến cuối tháng 7-2015, Việt Nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Và nếu xu hướng này tiếp tục, con số này có thể lên tới 3,8 tỷ USD. Năm 2014, thống kê của IMAA Việt Nam chỉ đạt hạng 55 về giá trị với 2,8 tỷ USD. Các thương vụ mua lại giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài vẫn còn ở mức tương đối thấp và chỉ 10 thương vụ mỗi năm. Ví dụ, Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand.

Thực trạng này theo GS Christopher Kummer  khó được cải thiện mặc dù sự thật là các công ty Việt Nam cũng có tương đồng về tài chính và quản lý với các công ty khác trên thế giới để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Đặc biệt trong khu vực,  tại những quốc gia như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều.

Ví dụ, năm ngoái Tập đoàn Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng giành nhiều sự quan tâm tới công ty bên Lào, khi nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty bảo hiểm Lane Xang Assurance Public (LAP) từ 40% đến 50%. Nhưng cũng ngoài khu vực châu Á, nhiều cơ hội có thể xuất hiện như việc tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO là một minh chứng.

Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Công ty tư vấn Recof Corporation (Nhật Bản) cho rằng Việt Nam với lợi thế dân số đông và thị trường còn sơ khai sẽ là mục tiêu M&A của các tập đoàn từ Nhật Bản trong các lĩnh vực như ăn uống, bán lẻ, tài chính, tiêu dùng nhành, du lịch và y tế, e-commerce, logistics…

Cùng với đó, đang diễn ra làn sóng M&A của người Thái thâu tóm lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng nhằm đón đầu cơ hội khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, cũng như việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

Thống kê của HSBC Thái Lan cho thấy, các công ty Thái Lan đã tham gia ít nhất 377 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 6,7 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư đứng thứ 10 tại đây và đang cải thiện thứ hạng nhanh chóng. Đặc biệt, hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020.

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

TAGS:

Are you sure you
want to log out?

In order to become a charterholder you need to complete one of the IMAA programs