Giai đoạn 2016-2020, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ bùng nổ

SHARE:

Hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ vào giai đoạn 2016-2020. Viện Mua lại, Sáp nhập và Liên kết – IMAA Thụy Sỹ dự báo, năm 2016, quy mô M&A tại Việt Nam có thể đạt mức 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD, phá kỷ lục của năm 2015.

 

diendanma2016cohoivathachthuctrongkhonggianmo1471517352Đó là con số được đưa ra tại diễn đàn Mua bán – Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 8 – năm 2016 do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM Việt Nam tổ chức diễn ra với sự tham gia của 20 diễn giả và 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư của Việt Nam và quốc tế.

 

Thực tế, năm 2015, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm 2016, ước tính con số này đã lên tới gần 3,5 tỷ USD. Bên cạnh sự bùng nổ về quy mô, năm 2015 và nửa đầu năm 2016 đã xuất hiện những thương vụ M&A có giá trị lên tới hàng tỷ USD và có tác động quan trọng đến nhiều ngành, lĩnh vực và nền kinh tế nói chung.

 

Thị trường M&A cũng đang đón nhận làn sóng đầu tư từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ… đổ vào Việt Nam nhằm đón đầu, tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

 

Tiến sĩ Christopher Kummer – Chủ tịch Viện mua lại, sáp nhập và liên kết – IMAA của Thụy Sỹ cũng nhận định, giao dịch M&A của Việt Nam đang rất cao và chiều hướng tăng trưởng này sẽ diễn ra trong thời gian tới. Ông khẳng định: “M&A Việt Nam đã tăng bậc nhanh trong bảng xếp hạng trên thế giới và hiện đang xếp ở vị trí thứ 15, cho thấy tầm quan trọng của thị trường Việt Nam hiện nay”.

 

Theo các chuyên gia tại diễn đàn, có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển này, trong đó lý do nổi bật nhất là Việt Nam đang trong tiến trình tham gia vào TPP, AEC và EVFTA, cũng như việc nới room ngoại trong các công ty niêm yết khiến Việt Nam tiếp tục trở thành thị trường hấp dẫn cho các hoạt động M&A.

 

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước có mức dự báo tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới trong năm nay. Dự báo tăng trưởng này thu hút rất nhiều công ty nước ngoài mở rộng thị trường vào Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét các chuyển động chính sách gần đây như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu đi vào cuộc sống, hàng chục nghị định quy định chi tiết thi hành các luật mới này có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều giấy phép con được bãi bỏ, lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện được thu hẹp; các quy định về điều kiện kinh doanh rõ ràng, minh bạch hơn đang góp phần thúc đẩy dòng chảy M&A từ các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Đặc biệt, trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Chính phủ cam kết bảo hộ rất mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự an tâm khi rót vốn vào Việt Nam.

 

Cũng theo nhận định của các chuyên gia, một trong những lĩnh vực đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới là bán lẻ, tiêu dùng, công nghiệp, bất động sản, nông nghiệp.

 

Trong những thương vụ M&A gần đây, Thái Lan được nhắc đến nhiều khi các tập đoàn lớn của nước này chọn Việt Nam để đầu tư, vươn ra khu vực.

 

Bên cạnh các doanh nghiệp ở Thái Lan thì các doanh nghiệp ở khu vực châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đang rất quan tâm và muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam. Đơn cử như Nhật Bản, rất nhiều DN vừa và nhỏ đã quan tâm, sang Việt Nam tìm hiểu về công nghệ để đầu tư. Các lĩnh vực nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm M&A là dược phẩm, nông nghiệp sạch, bất động sản.

 

Theo ông Masataka Sam Yoshida – Giám đốc điều hành cao cấp Tập đoàn Recof, trong 20 năm qua, doanh nghiệp Nhật không hề quan tâm tới thị trường địa ốc Việt Nam (trừ một vài ngoại lệ). Vậy mà xu hướng này đã thay đổi từ năm ngoái và bùng nổ đến giờ”. Vì vậy, thời gian tới, thị trường Việt Nam có thể sẽ đón nhận làn sóng M&A mới từ Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Một thông tin đáng chú ý tại diễn đàn là xu hướng khởi nghiệp và sự ảnh hưởng ngày càng nhiều của công nghệ, internet tại Việt Nam. Vì vậy, thời gian tới cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ.

 

Trong các phân khúc, bán lẻ được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thông qua M&A,. Do tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam ở mức rất thấp (hiện chưa đạt 30% từ siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi…) tạo ra sự hấp dẫn cho nhà đầu tư ngoại. Các thương vụ đã diễn ra năm qua: Central Group mua lại Big C Việt Nam, Singa trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn Masan,Tập đoàn Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark…

 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng cho thấy, hoạt động M&A thời gian vừa qua của Việt Nam cũng bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là luật pháp chính sách vẫn còn bất cập, sự thiếu minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, cũng như trong quá trình định gía và công bố thông tin… Vẫn có một số nhà đầu tư thâu tóm triệt tiêu thương hiệu trong nước.

 

Hầu hết các hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài tìm tới thực hiện các thương vụ, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có những thương vụ M&A tại nước ngoài.

 

Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Công ty luật LNT & Partners), vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất giữa chủ trương và quy trình thực hiện trong giao dịch M&A tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa thực sự hưởng quyền lợi của Luật đầu tư như chính sách đặt ra.

 

Đơn cử, thương vụ Big C bán cho Central Group ở góc độ pháp lý còn nhiều yếu tố cần xem xét như chính sách thuế khi thương vụ diễn ra hoàn toàn ở nước ngoài, rồi cách tính thị phần…

 

Do đó, vấn đề đặt ra là luật pháp có nghiêm khắc nhưng chưa rõ ràng khiến doanh nghiệp ngoại chọn M&A ở nước ngoài để khỏi phải xin phép, tránh được các khoản thuế… Do đó, nên chăng cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài?

 

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế khẳng định: “Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì và minh bạch chính sách thuế, quản lý thuế đối với hoạt động M&A. Quan trọng là quy định rõ, cụ thể hơn trách nhiệm của người mua và người bán”.

 

Ông Phụng cho biết: “Thời gian qua, một số doanh nghiệp tái cấu trúc bằng cách lập ra các công ty ở nước ngoài, tiếp tục sở hữu phần vốn ở Việt Nam để tránh nộp thuế. Nhưng theo quy định, dù thương vụ chuyển nhượng ở đâu thì thu nhập phát sinh cũng phải nộp thuế mà Metro và Big C là ví dụ điển hình.

TAGS:

Are you sure you
want to log out?

In order to become a charterholder you need to complete one of the IMAA programs